Mục lục bài viết
I ốt là gì? Thiếu I ốt gây ra bệnh gì?
I ốt là gì? thiếu I ốt gây ra bệnh gì? là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dược sĩ 2pharm.net xin trả lời câu hỏi này như sau.
I ốt ( Iodine ) là một khoáng vi lượng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể cần I ốt để tổng hợp các hormone tuyến giáp như Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4). Các hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, giúp phát triển xương và não bộ.
Các hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da – lông – tóc – móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ngoài ra, I ốt còn có vai trò trong việc chuyển hóa beta – caroten thành vitamin A, tổng hợp protein hay hấp thụ đường trong ruột non. I ốt là 1 vi lượng vô cùng quan trọng nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ các nguồn bổ sung bên ngoài.
Thiếu I ốt gây ra Bệnh gì ?
Như đã nói ở trên Iod là thành phần quan trọng để sản xuất Hormone tuyến giáp, thiếu I ốt làm giảm khả năng tổng hợp Hormone tuyến giáp và có thể gây ra các bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp. Một số bệnh thường gặp do thiếu i-ốt phổ biến bao gồm:
- Phụ nữ có thai nếu thiếu I-ốt dễ dấn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, Thiếu nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra dễ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
- Ở trẻ em, thiếu i-ốt sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, không hấp thu được dưỡng chất, lười ăn, thấp lùn, thể lực yếu, nói ngọng, nghễnh ngãng…Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu Iot cho dù là thể nhẹ, cũng lấy mất của mỗi trẻ 13,5 điểm IQ, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ của các em…
- Ngoài ra thiếu I ốt còn gây ra Bệnh bướu giáp, Thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi.
Nhu cầu I ốt hàng ngày theo độ tuổi.
Bảng nhu cầu I ốt khuyến nghị
(Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam,
Nhóm tuổi | Nhu cầu Iot (mcg/ngày) | |
Trẻ em (tháng tuổi) | 0-5 | 90 |
6-11 | 90 | |
Trẻ nhỏ (năm tuổi) | 1-3 | 90 |
4-6 | 90 | |
7-9 | 120 | |
Vị thành niên nam (năm tuổi) | 10-12 | 120 |
13-15 | 150 | |
16-18 | 150 | |
Vị thành niên nữ (năm tuổi) | 10-12 | 120 |
13-15 | 150 | |
16-18 | 150 | |
Nam trưởng thành (năm tuổi) | 19-60 | 150 |
>65 | 150 | |
Nữ trưởng thành (năm tuổi) | 19-60 | 150 |
>60 | 150 | |
Phụ nữ có thai (trong cả thời kỳ) | 200 | |
Bà mẹ cho con bú (trong cả thời kỳ) | 200 |
I ốt có trong thực phẩm nào ?
Iốt có thể được tìm thấy trong một số thực phẩm tự nhiên và sản phẩm được bổ sung I ốt. Dưới đây là một số nguồn giàu I ốt:
- Hải sản: Các loại hải sản như cá, tôm, cua, sò, hàu, và tảo biển là nguồn giàu iốt. Các loại cá biển nước mặn thường chứa lượng cao hơn so với cá nước ngọt.
- Muối biển: Muối biển chứa iốt tự nhiên do hấp thụ từ nước biển. Sử dụng muối biển làm gia vị trong thực phẩm có thể cung cấp một lượng nhất định iốt.
- Sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai và kem có thể chứa một lượng nhỏ iốt, nhưng nồng độ iốt trong sản phẩm từ sữa có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn cung cấp.
- Rong biển và tảo biển: Rong biển và tảo biển là nguồn giàu iốt. Chúng có thể được sử dụng trong các món ăn như sushi, mì xào hải sản, nước sốt và salad.
- Trái cây và rau: Một số loại trái cây và rau cũng chứa iốt, mặc dù nồng độ thường ít hơn so với các nguồn khác. Một số ví dụ bao gồm dứa, dứa lê, mận, nho, cà rốt, khoai lang và cải xoăn.
- Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm bổ sung iốt được khuyến nghị bởi các chuyên gia dinh dưỡng, y tế hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Cách bổ sung I ốt cho trẻ ?
Để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật do thiếu i-ốt cho trẻ, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm như Sữa, Thực phẩm chức năng có chứa i-ốt hay muối i-ốt. tuy nhiên trẻ nhỏ không thường không được ăn mặn vì vậy cách bổ sung tốt nhất cho trẻ là sử dụng sữa ,hoặc thực phẩm chức năng có chứa I ốt
( Một số sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung cho trẻ ).
Thừa I ốt sẽ gây ra bệnh gì ?
Thừa i ốt, cũng như thiếu i ốt, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến thừa i ốt thường xảy ra ít hơn và thường liên quan đến việc tiêu thụ vượt quá mức đáng kể trong thời gian dài. Dư thừa I ốt dẫn đến hội chứng Cường giáp và bệnh Job Basedow
Triệu chứng dư thừa i-ốt thường gặp gồm buồn nôn, đau bụng, sổ mũi, đau đầu, miệng có vị kim loại và tiêu chảy. Các tác dụng phụ của ngộ độc iốt khác nhau đối với từng bệnh nhân. Trong một số trường hợp cực đoan, bệnh nhân thậm chí có thể bị phù mạch.
Cảnh báo tình trạng thiếu I ốt ở Việt Nam:
Trong khi khuyến cáo toàn cầu về phổ cập sử dụng muối i-ốt toàn dân là 90% thì Việt Nam chỉ có 45% số hộ gia đình đang sử dụng muối i-ốt, thấp hơn nhiều so mức khuyến cáo. Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết theo báo cáo của Mạng lưới iốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu iốt nghiêm trọng nhất.
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2019 cũng cho thấy chỉ có 6% số người được hỏi có dùng gia vị mặn là muối i ốt và 75% còn lại sử dụng gia vị mặn từ các sản phẩm chế biến có muối như nước mắm, nước tương, bột canh…
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, tăng cường i ốt vào thực phẩm thiết yếu đã được chứng minh là biện pháp đơn giản để bổ sung iốt nói riêng, vi chất dinh dưỡng nói chung trong bữa ăn hàng ngày. để phòng ngừa các bệnh tật.
Thông tin thêm .
Iodine là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu là I và số nguyên tử là 53. Nó thuộc nhóm 17 và chu kỳ 5 trong bảng tuần hoàn. Iod là một chất rắn, màu tím đen và có mùi hơi đặc trưng. Nó có một số ứng dụng quan trọng trong y tế, công nghiệp và khoa học.
Iod là một chất oxi hóa mạnh và có thể tác động đến nhiều hợp chất hữu cơ. Nó có khả năng tạo phức với các kim loại và có thể tạo thành các hợp chất iodua với các nguyên tố khác. Điển hình là hợp chất iodua của kali (KI) và natri (NaI).
Iod đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người và có tác động đến sức khỏe chung và chức năng của nhiều cơ quan và hệ thống. Dưới đây là một số thông tin về vai trò của iodine trong cơ thể:
- Chức năng của tuyến giáp: Iod là thành phần cần thiết để sản xuất các hormone tuyến giáp, bao gồm thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết quá trình trao đổi chất và tăng tốc chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm tăng cường quá trình trao đổi chất tế bào, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh giao cảm, điều chỉnh sự phát triển và hoạt động của hệ thống tim mạch, và duy trì chức năng bình thường của hệ tiêu hóa.
- Tuyến giáp và sự phát triển: Sự thiếu hụt iod trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh giáp, một bệnh liên quan đến sự phát triển không đủ của tuyến giáp. Ở trẻ em, thiếu iod có thể gây ra tình trạng cảm giác chậm chạp, sự phát triển tâm thần và thể chất không bình thường, và làm giảm khả năng học tập và sự phát triển tinh thần. Đối với phụ nữ mang thai, thiếu iod có thể gây ra sự phát triển không đủ của hệ thần kinh của thai nhi và dẫn đến tình trạng suy thai hoặc tử vong thai nhi.
- Sự ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát: Iod cũng có tác động đến nhiều khía cạnh khác của sức khỏe. Nó giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, còn có tác dụng trong quá trình tạo huyết tương và quá trình tạo tế bào trong cơ thể.
- Yêu cầu hằng ngày và nguồn cung cấp: Mức độ yêu cầu iod hàng ngày của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Trong người lớn, nhu cầu hàng ngày khoảng từ 150 đến 200 microgam. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, yêu cầu cao hơn, khoảng từ 220 đến 290 microgam hàng ngày. Có một số nguồn cung cấp iodine tự nhiên, bao gồm thức ăn như hải sản, tảo biển, muối có iodine bổ sung, và nước uống có chứa iod.
Iod rất quan trọng đối với sức khỏe con người, tỉ lệ thiếu iod ở Việt Nam là đáng báo động, do đó Viện Dinh Dưỡng quốc gia và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc ( Unicef) có khuyến nghị các gia đình nên tăng cường bổ dung vi chất quan trọng này, đặc biệt là trẻ em cần phải bổ sung đầy đủ Iod để trẻ phát triển toàn diện về Trí tuệ, Chiều cao và Thể lực.