Đột quỵ y học hiện đại còn gọi là tai biến mạch máu não, đông y gọi là trúng phong tà. Đột quỵ là một bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao (sau bệnh Tim mạch và Ung thư ). Đột quỵ có thể đến đột ngột, ai cũng có thể bị đột quỵ . Đặc biệt là những người huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, người ăn nhiều đồ béo ngọt, hút thuốc là và uống rượu…
Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu Đột quỵ , nguyên nhân và các triệu chứng Đột quỵ, Cách sơ cứu, cấp cứu người bị Đột quỵ, Các phương pháp điều trị và dự phòng tái phát bệnh Đột quỵ
Mục lục bài viết
Dấu hiệu Đột quỵ trước 1 tuần
Khoảng 85% trường hợp Đột quỵ nằm ở thể Đột quỵ nhồi máu não ( tắc nghẽn mạch máu não ) và thường có các dấu hiệu nhận biết sau thường gọi là triệu trứng Đột quỵ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
- Cảm giác Xây xẩm, chóng mặt, kiến bò, tê rần, đau đầu nhẹ :
- Cảm thấy mệt mỏi, thèm ngủ
- Tay chân vô lực, yếu, cảm giác nặng, khó cầm chắc.
- Rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói ngọng, không nói được.
- Quên thoáng qua, Nôn, buồn nôn.
- Đau ở mắt, méo miệng, liệt mặt.
Khoảng 15% trường hợp Đột quỵ nằm ở thể Đột quỵ xuất huyết não, thường xảy ra bất thình lình, đau đầu dữ dội, lơ mơ, hôn mê, bất tỉnh … những trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời thì tỉ lệ tử vong rất cao.
Nguyên nhân Đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do thiếu máu não dẫn đến não bị thiếu Oxy, thiếu dưỡng chất để nuôi sống các tế bào, trong vài phút nếu không cung cấp đủ Oxy và dưỡng chất các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần, nếu không được cấp cứu kịp thời các tế bào não sẽ nhanh chóng ngừng hoạt động và không thể hồi phục gây ra tàn phế thậm chí dẫn đến tử vong.
Các nguyên nhân hàng đầu gây ra thiếu máu não dẫn đến Đột quỵ não đó là
- Xơ vữa động mạch : Cholesterol cao là nguyên nhât chính dẫn đến quá trình xơ vữa động mạch gây ra tắc nghẽn các mạch máu đặc biệt là mạch máu não
- Huyết áp cao : Gây tăng áp lực lên các động mạch, lâu dần dẫn đến động mạch bị tổn thương, tạo điều kiện hình thành cục máu đông và gây xuất huyết não.
- Bệnh tiểu đường : Có khả năng làm tăng nguy cơ Đột quỵ
- Người có tiền sử bị Đột quỵ : Người có tiền sử Đột quỵ có nguy cơ cao bị tái phát Đột quỵ
- Người bị thừa cân, béo phì : Có thể dẫn đến nhiều bệnh như Huyết áp cap, mỡ máu và tiểu đường
- Yếu tố tuổi tác và giới tính : Tỉ lệ mắc Đột quỵ ở Nam cao hơn nữ và tăng dần theo độ tuổi.
- Lối sống không lành mạnh : Hút thuốc, uống rượu, ăn uống không khoa học điều độ, lười vận động là một trong những nguyên nhân gây ra Đột quỵ.
Triệu chứng Đột quỵ
Việc gián đoạn hoặc suy giảm nguồn cung cấp máu tới não khiến các tế bào não bị chết dần. Do đó các triệu chứng của Đột quỵ sẽ được biểu hiện theo vùng não bị tổn thương bao gồm.
- Mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội
- Thị lực giảm, tầm nhìn bị khó và mờ
- Mặt có dấu hiệu không cân xứng, bị lệch, méo miệng
- Cảm giác tê liệt ở tay, chân và một nửa bên người.
- Người bệnh bị nói khó, nói ngọng, lắp bắp, môi lưỡi tê cứng, không nói được.

Sơ cứu Đột quỵ
- Gọi xe cấp cứu ngay lập tức
- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, cố định không cho đầu lắc lư.
- Tuyệt đối không được tự ý đánh gió, châm cứu, bấm huyệt.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì
- Lau đờm rãi bảo vệ đường thở cho bệnh nhân.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp.
- Nếu bệnh nhân bị hôn mê, mạch ngừng đập và/hoặc ngừng thở phải ngay lập tức hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.
Điều trị Đột quỵ
Đột quỵ là một bệnh cấp cứu, thời gian vàng để cấp cứu Đột quỵ là khoảng 4-5 giờ đối với thể Đột quỵ nhồi máu não, và 6 giờ đối với thể Đột quỵ xuất huyết não có can thiệp lấy huyết khối
Nguyên tắc chung điều trị Đột quỵ theo phác đồ điều trị Đột quỵ của Bộ y tế : Thông thoáng đường thở, truyền dịch, điều chỉnh huyết áp, hạ sốt và ổn định đường huyết.
Đối với thể Đột quỵ nhồi máu não
- Tái thông mạch máu não bằng phương pháp rTPA hoạt hóa chất Plasminognen mô : Chỉ định cho những bệnh nhân Đột quỵ nhồi máu não từ 3 – 4,5 giờ đầu từ lúc khởi phát.
- Tái thông mạch máu bằng dụng cụ cơ học : Chỉ cho những bệnh nhân Đột quỵ nhồi máu não từ 3 – 9 giờ đầu từ lúc khởi phát.
- Dùng thuốc chống tập kết tiểu cầu : Chỉ định trong vòng từ 24-48 giờ từ lúc khởi phát
Đối với thể Đột quỵ xuất huyết não
- Dùng thuốc cầm máu trong giai thời gian đầu nhằm bảo vệ các tế bào não ngăn chặn lan tỏa các ổ tổn thương
- Dùng thuốc chống co thắt mạch
- Khi bệnh nhân ổn định kê thuốc bảo vệ não tăng cường tuần hoàn não và dinh dưỡng cho não
Dự phòng tái phát Đột quỵ
Đột quỵ là một bệnh nặng nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, những người thoát chết thường bị tàn phế nhẹ đến nặng và nếu bị tái phát khả năng tử vong lên hơn 90%. Tuy nhiên ngày nay Bệnh đột quỵ có thể dự phòng bằng các biện pháp sau
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ : Kiểm soát mỡ máu, Kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp. phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tim mạch
- Thay đổi lối sống :
- Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì. Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý.
- Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn. Cai thuốc lá triệt để vì hút thuốc làm nguy cơ đột quỵ và bệnh mạch vành tăng, nhất là ở những người hút trên 40 điếu mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Có thể đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày.
- Duy trì giấc ngủ khoảng 7h mỗi ngày. Nên ngủ sớm, dậy sớm.
- Phòng ngừa điều trị đông máu bằng thuốc.
- Các thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu được dùng phổ biến trong thời kỳ cấp để ngăn chặn huyết khối tiến triển và tái phát. Chúng có lợi ích dự phòng lâu dài cho nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm rung nhĩ, tình trạng tăng đông. Các phương pháp điều trị bằng thuốc cần được chỉ định và giám sát chặt chẽ bởi Bác sĩ và các chuyên gia y tế.
Đột quỵ là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội vì chi phí điều trị rất cao và tỷ lệ tàn phế rất nặng.
Tuy nhiên Đột quỵ là một bệnh có thể phòng bệnh được khi chúng ta phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ của bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch dễ tạo cục tắc như rung nhĩ loạn nhịp hoàn toàn…
Vì vậy nên khám bệnh định kỳ phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ của Đột quỵ để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả theo đúng phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh’’.
Một khi Đột quỵ đã xảy ra, bệnh nhân cần được nhanh chóng đến bệnh viện vào các đơn vị (trung tâm) Đột quỵ để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế.
Theo 2pharm.net